BUMAS là một công ty có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực thương mại và sản xuất. Bằng sự kết hợp giữa yếu tố thẩm mỹ & sự tiện ích, những sản phẩm của Bumas luôn tiên phong trong lĩnh vực làm đẹp & chăm sóc sức khỏe không chỉ tại thị trường Việt Nam mà sẽ từng bước chinh phục & chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
CEO Tuấn Vũ của BUMAS là học viên chương trình Mentor MBO K03 tại JOHN Academy. Trong thời gian tham gia chương trình, mặc dù chưa thực sự hiểu rõ hết về Quản trị Mục tiêu MBOs, tuy nhiên với tinh thần quyết tâm của mình ngay khi nắm được những triết lý quan trọng của MBOs, anh Tuấn Vũ đã bắt tay vào ứng dụng trong doanh nghiệp và ngay lập tức đã giải quyết được bài toán của lô “hàng tồn” trong 2 năm chỉ với nguyên tắc đầu tiên của MBOs
“Nguyên tắc 01 MBOs: Tổ chức cần có mục tiêu chung và Mục tiêu cá nhân phải hướng về những mục tiêu chung đó. Mọi người đều cần hiểu rằng bất kể ai trong tổ chức cũng cần sự cam kết hướng tới mục tiêu chung.”
*
BUMAS có một lô hàng tồn kho trong suốt 2 năm không thể xử lý được, công ty đã áp dụng nhiều cách để kêu gọi mọi người chung tay giải quyết, thậm chí các Leader còn đề xuất thêm nhiều chính sách hơn để mọi người cùng nhau “xả hàng tồn” nhưng sau 2 năm kho hàng vẫn y nguyên mà không có cách giải quyết, dần dần cả công ty và tất cả mọi người đều nản
Trong quá trình tham gia chương trình Mentor MBOs, hiểu được rằng công ty trong một thời điểm cần có những mục tiêu chung và việc xả hàng tồn lúc đó là mục tiêu quan trọng nhất mà cả tổ chức cần tập trung vào để giúp công ty phát triển. Tuy nhiên để ngay lập tức truyền thông để giúp tất cả mọi người hiểu, có niềm tin và làm theo là không đơn giản. Vì vậy, thời điểm đó CEO Tuấn Vũ đã không làm việc trực tiếp với các team leader mà lựa chọn một nhân sự bình thường nhưng có trách nhiệm và tính hành động cao để thực hiện với mục đích biến nhân sự này trở thành case study thành công để chứng minh cho mọi người trong công ty thấy sự hiệu quả.
Để giải quyết lô hàng tồn kho, giải pháp được đưa ra là “Cắt lỗ” vì mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp không phải là doanh số hay lợi nhuận mà là “Giải quyết hoàn toàn hàng tồn kho”. Sau khi thảo luận về kế hoạch triển khai và bắt tay vào thực hiện, chỉ sau 7 ngày một kết quả bất ngờ đã xảy ra:
- Có những sản phẩm tồn kho 2 năm không bán được thì nay 1 ngày đã bán được 10 sản phẩm.
- Chỉ sau 3 tuần 70% hàng tồn kho đã được giải quyết.
- Đặc thù của ngành thương mại điện tử là khi đã bán được nhiều hàng thì số lượng traffic lại tăng cao và vô tình bạn đó lại bán được thêm cả những sản phẩm mới của thương hiệu.
- Và chỉ sau 1 tháng triển khai bạn nhân viên đó đã giải quyết được 90% sản phẩm hàng tồn kho và thu về được 1 tỷ doanh số.
Giải pháp “Cắt lỗ” không phải được đưa ra lần đầu để giải quyết bài toán Hàng tồn kho, giải pháp này đã được đưa ra rất nhiều lần trong các buổi họp của công ty, nhưng tại sao trước đây cả công ty làm lại không hiệu quả, trong khi hiện tại chỉ một bạn nhân sự bình thường lại có thể giải quyết được chỉ trong vòng 1 tháng?
Lý do dẫn đến thành công của bạn nhân viên đó đến từ việc bạn ấy hiểu rõ được mục tiêu chung của công ty và bằng mọi cách cần phải thực hiện được, bên cạnh đó là sự đồng hành hỗ trợ và ghi nhận từ chính CEO. Còn trước đây mọi người không coi đó là mục tiêu cần làm, họ cũng không hiểu được ý nghĩa của việc giải quyết hàng tồn mà chỉ tập trung vào việc bán những sản phẩm mới và nhận được “hoa hồng” cao, hay như CEO Tuấn Vũ chia sẻ “Mọi người làm vì mục tiêu của cá nhân chứ không phải mục tiêu chung của doanh nghiệp”.
Đây là một case study rất đặc biệt của BUMAS, việc một bạn nhân sự bình thường hiểu và thực hiện theo mục tiêu chung đã giải quyết được một bài toán khó của cả doanh nghiệp trong vòng 2 năm. Điều này đã chứng minh được, khi một tổ chức có mục tiêu chung giúp mọi người đều có định hướng, hiểu được rằng mình cần làm gì để đóng góp cho tổ chức, bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ những người quản lý thì mỗi cá nhân sẽ có sự cam kết và động lực làm việc cao mà không phải vì lương thưởng.
Tiền lương, thưởng là quan trọng, tuy nhiên nhân sự không phải chỉ làm việc vì tiền, để một nhân sự có động lực nội vi cao họ cần được đóng góp vào mục tiêu của tổ chức và được ghi nhận vì sự nỗ lực đó. Khi hiểu đúng về những triết lý quản trị nói chung và quản trị mục tiêu nói riêng, chúng ta cần chú trọng đối xử với nhân sự một cách nhân văn, đừng chỉ nghĩ rằng “nhân sự làm việc vì tiền”.
Thông qua câu chuyện nhỏ của BUMAS, JOHN Academy cũng muốn truyền tải đến mọi người thông điệp:
“Nếu chúng ta vẫn mãi sử dụng những tư duy tạo ra vấn đề thì sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề mà cần phải thay đổi bằng những tư duy mới.
Doanh nghiệp cần phải có niềm tin vào nhân sự, khi có sự tin tưởng mọi thứ sẽ trở nên minh bạch, mọi người sẽ mở lòng và cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung. Động lực làm việc của nhân sự không phải chỉ đến từ “lương thưởng” mà quan trọng hơn đó là đến từ việc họ hiểu được vai trò của mình đối với tổ chức, được đồng hành và ghi nhận những nỗ lực một cách xứng đáng.”