Thái độ sẽ quyết định trực tiếp đến sự chủ động, hiệu suất công việc của nhân viên. Vấn đề là đánh giá thái độ nhân viên là một điều khá khó khăn, thậm chí mơ hồ với nhà quản lý. Bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu cách đánh giá thái độ trong công việc của nhân viên qua bài viết sau.
Vì sao cần đánh giá thái độ trong công việc
Có nhiều lý do khiến nhà quản lý nên cân nhắc tiến hành đánh giá thái độ trong công việc của nhân viên. Cụ thể như:
- Cơ sở khen thưởng
Nhân viên có thái độ làm việc tích cực cần được khen thưởng. Ngược lại, nhân viên có thái độ tiêu cực, trễ nải, không có trách nhiệm với công việc cần bị phạt.
Thái độ làm việc là một trong những căn cứ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất, hiệu quả làm việc của nhân viên. Chính vì vậy, bạn có thể tiến hành đánh giá thái độ trong công việc của nhân viên để dùng làm một trong những căn cứ khen thưởng nhân viên có nỗ lực vượt trội.
Bạn nên lưu ý thái độ ở đây là thái độ của nhân viên trong công việc, đối với công việc. Bạn không nên vì cảm tính, yêu ghét, thiên vị cá nhân mà đánh giá thái độ công việc của nhân viên sai lệch.
- Chọn lọc nhân sự
Mỗi tổ chức, công ty sẽ có một nét văn hóa riêng biệt. Có tổ chức đề cao sự kỷ luật, tuân thủ. Cũng có tổ chức đề cao tinh thần sáng tạo, phá vỡ các lối mòn. Thông qua việc đánh giá thái độ làm việc của nhân viên, bạn có thể chọn lọc, tìm được người phù hợp với văn hóa tổ chức.
Đánh giá thái độ trong công việc là một trong những tiêu chí quan trọng để các công ty lựa chọn được người phù hợp tham gia công ty. Tuyển đúng người, giao đúng việc mà trước hết là tuyển đúng nhân viên có thái độ làm việc phù hợp sẽ giúp công ty giảm thiểu được tối đa các chi phí phát sinh không cần thiết.
- Phát triển nhân sự
Việc đánh giá thái độ làm việc của nhân viên còn giúp mỗi cá nhân có cơ hội nhìn nhận lại bản thân để có thể tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp hay khắc phục những hạn chế của mình.
Thông qua đánh giá từ phía công ty, nhân viên sẽ hiểu rõ thái độ trong công việc của họ đang được công ty nhìn nhận như thế nào, tích cực hay tiêu cực. Từ đó, họ sẽ có thể điều chỉnh thái độ để phù hợp hơn với yêu cầu của công ty.
Tiêu chí để đánh giá thái độ trong công việc
Thái độ trong công việc là một yếu tố khá cảm tính, khó đo lường, đánh giá. Chính vì vậy, khi đánh giá thái độ trong công việc của nhân viên, bạn cần tuân thủ theo các tiêu chí rất rõ ràng.
Sự nỗ lực, chủ động trong công việc
Sự nỗ lực, chủ động trong công việc của nhân viên thể hiện thông qua mức độ siêng năng, chăm chỉ cụ thể trong công việc. Nhân viên có chủ động tìm kiếm những nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Khi có những vướng mắc, phát sinh thì nhân viên có nỗ lực, chủ động tìm phương hướng giải quyết, khắc phục hay không…
Đó đều là những gợi ý quan trọng về nỗ lực, sự chủ động trong công việc để bạn có thể đánh giá chuẩn xác về thái độ trong công việc của nhân viên.
Mức độ hoàn thành công việc
Mức độ hoàn thành công việc, kết quả công việc đạt được cũng sẽ phản ánh phần nào thái độ trong công việc của họ. Nhân viên chỉ làm việc một cách qua quýt, tạm bợ hay nỗ lực để đạt yêu cầu, thậm chí ngoài mong đợi của tổ chức? Tất cả đều sẽ phản ánh thái độ làm việc tích cực hay tiêu cực của nhân viên.
Các mối quan hệ
Nhân viên có thái độ làm việc tích cực sẽ nỗ lực thiết lập các mối quan hệ phù hợp để xử lý công việc. Nhân viên xây dựng các mối quan hệ được thể hiện thông qua hành vi, ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp và khách hàng…
Các mối quan hệ hài hòa, phù hợp nhân viên tạo dựng được cũng là một phần quan trọng tạo nên văn hóa làm việc, ứng xử tích cực cho tổ chức của bạn.
Tuân thủ nội quy, quy định
Nội quy, quy định của công ty là tập hợp những điều mà tổ chức muốn nhân viên đảm bảo tuân thủ. Nhân viên tuân thủ nội quy, quy định công ty phần nào thể hiện được sự tôn trọng, thái độ tích cực trong công việc của họ.
Ví dụ:
Nhân viên liên tục vi phạm nội quy giờ làm việc. Quy định toàn công ty bắt đầu giờ làm việc từ 8:00 nhưng nhân viên đến văn phòng chỉ chấm công vân tay rồi bỏ đi ăn sáng, cafe. Đến 9:00 sáng, nhân viên mới quay trở lại văn phòng làm việc rất thong thả. Việc vi phạm nội quy đó phản ánh thái độ công việc tiêu cực của nhân viên.
Sự cầu tiến
Nhân viên tích cực, nỗ lực với công việc sẽ luôn có sự cầu tiến, mong muốn tối ưu hóa công việc. Họ sẽ có ý thức, ý chí thường xuyên phát triển năng lực bản thân.
Sự cầu tiến trong công việc nhiều khi còn quan trọng cả kiến thức, kinh nghiệm của nhân viên. Lý do là vì kiến thức, kinh nghiệm có thể bị lạc hậu, thiếu cập nhật theo thời gian. Chỉ có liên tục cải tiến, cầu tiến, hướng đến những kết quả tích cực mới giúp nhân viên phát triển lâu dài trong công việc.
Hình thức để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên
Có nhiều hình thức để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên. Bạn có thể tham khảo một số hình thức đánh giá tiêu biểu dưới đây:
Thực hiện bảng khảo sát
Bạn có thể xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhân viên và yêu cầu nhân viên trả lời, giải quyết các vấn đề tại nơi làm việc. Thông qua việc chia sẻ ý kiến khảo sát, bạn sẽ đánh giá được thái độ nhân viên dành cho công việc hiện tại.
Thực hiện bảng khảo sát với một nhóm nhỏ hay công ty nhỏ tuy có tốn nỗ lực nhưng vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi cần khảo sát với quy mô nhân sự lớn thì việc thực hiện khảo sát có thể khiến nhà quản lý và cả nhân viên cảm thấy áp lực. Bạn có thể tham khảo sử dụng phần mềm khảo sát doanh nghiệp VnSurvey
Tiến hành khảo sát với VnSurvey có thể giúp bạn khảo sát nhanh chóng, hiệu quả ý kiến của nhân viên. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng được tổng hợp nhanh chóng, trực quan, giúp nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra quyết định quản trị của mình.
Họp nhóm
Bạn còn có thể tiến hành họp toàn bộ thành viên trong nhóm và yêu cầu nhân viên đánh giá các khía cạnh khác nhau của hoạt động công ty. Thông qua các câu trả lời của nhân viên, bạn có thể đánh giá được thái độ trong công việc của nhân viên.
Một số gợi ý khía cạnh hoạt động công ty bạn có thể hỏi nhân viên như:
- Khía cạnh khách hàng
- Khía cạnh quy trình nội bộ
- Khía cạnh đổi mới và đào tạo
- Khía cạnh tài chính
Cuộc trò chuyện riêng tư 1:1
Cuộc trò chuyện riêng tư 1:1 hay còn được gọi là các buổi check-in. Thông qua các buổi trò chuyện ngắn, thẳng thắn giữa quản lý và nhân viên, bạn có thể nhận biết được các yếu tố như:
- Những điều nhân viên đã thực hiện (quá khứ)
- Những vấn đề họ đang gặp phải khiến suy giảm hiệu suất (hiện tại)
- Cùng tìm giải pháp tháo gỡ, giúp nhân viên phát triển hơn trong công việc (tương lai)
Đặc biệt, thông qua trò chuyện 1:1, bạn cũng sẽ cảm nhận, đánh giá được thái độ trong công việc của nhân viên. Một nhân viên nghiêm túc, tích cực trong công việc sẽ chuẩn bị buổi trò chuyện rất kỹ lưỡng, chu đáo, thậm chí là check-in nháp trước. Ngược lại, một nhân thiếu chuẩn bị, có thái độ tốt với công việc sẽ khiến buổi check-in rất dễ rơi vào im lặng hoặc căng thẳng với các câu hỏi – đáp khiên cưỡng.
*
Đánh giá thái độ trong công việc của nhân viên là một trong những cơ sở quan trọng để bạn tìm giải pháp tháo gỡ, khai mở và phát huy hiệu suất làm việc của nhân viên. Chỉ khi nhân viên có thái độ làm việc đúng thì họ mới đạt được những bước tiến tích cực trong công việc.
Nếu bạn cần thêm thông tin về đánh giá thái độ trong công việc hay muốn nhận tư vấn về phần mềm quản lý hiệu suất liên tục, bạn có thể liên hệ với GoalF. Đội ngũ các chuyên gia của GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
[single-form-02]
GoalF
- Trụ sở chính: 25 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0904232369
- Email: support@okrs.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/GoalF.vn