I) Phần chia sẻ của Coach. Mai Xuân Đạt:
Anh Đạt xuất thân là sinh viên Quản trị kinh doanh nên anh Đạt luôn nhớ rằng khi mở công ty phải có văn hoá doanh nghiệp. Anh Đạt đã đưa ra một loạt các giá trị cốt lõi khi thành lập SEONGON như: trong công ty không ai nuôi ai cả, cho đi là nhận lại, làm việc phải có tâm,… Trong đó có một giá trị sau này gây ra nhiều sai lầm: Chúng ta hành động theo MŨ TRẮNG.
MŨ TRẮNG có nghĩa là chỉ được làm và hành động theo những quy định mà Google cho phép. Điều này xuất phát từ việc bản thân đã vô tình sử dụng phương pháp MŨ ĐEN (những thứ mà Google cấm) dẫn đến suýt “phá sản” bởi bị Google phạt. Sau này khi rút được kinh nghiệm thì tuyên bố với mọi người rằng tất cả phải làm và hành động theo MŨ TRẮNG.
Nhưng cũng chính giá trị MŨ TRẮNG này bắt đầu gây ra rắc rối khi có một vài nhân sự xin phép được sử dụng các phương pháp MŨ ĐEN để dự án được hoàn thiện nhanh chóng. Anh Đạt đã “mắt nhắm mắt mở” cho phép điều này, dẫn đến những nhân sự cam kết đi theo MŨ TRẮNG cảm thấy khó chịu, thậm chí thiếu tin tưởng.
Sau này khi nghiên cứu sâu hơn về Văn hoá doanh nghiệp, anh Đạt mới hiểu được rằng những giá trị cốt lõi được tuyên bố nếu không xuất phát từ những gì mà bản thân CEO có thì sẽ gây ra hoạ. Đầu tiên là vì không phải là giá trị xuất phát từ CEO nên chắc chắn CEO không làm theo những gì đã tuyên bố. Nếu mà CEO không làm theo thì chắc chắn nhân sự cũng không thể tuân thủ được hoặc nếu có hành động thì hành động trong sự ngờ vực CEO.
👉Xem full nội dung chia sẻ trực tiếp tại: https://youtu.be/t6K3x02LEck?si=lVv4oRz8rcwfECJL
2 cuốn sách giúp anh Đạt rút ra được bài học này là: Xây dựng để trường tồn và Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collins. Quan điểm về NGƯỜI PHÙ HỢP trong 2 cuốn sách cũng đã khiến anh Đạt cực tâm đắc. NGƯỜI PHÙ HỢP có nghĩa là: Khi muốn có được nhân sự cam kết, hãy đi tìm và tuyển những người cam kết, coi cam kết là quan điểm sống của đời mình.
Điều này một lần nữa lại được chứng thực đúng bởi trong quá khứ việc tuyển ồ ạt nhân sự vào làm mà không quan tâm có phù hợp với văn hoá tổ chức hay không. Sai lầm đó đã khiến anh Đạt nhiều lần rơi vào rắc rối phải thường xuyên đi chữa cháy cho nhóm nhân sự KHÔNG PHÙ HỢP.
Sau này khi chuyển hướng sang hướng dẫn các doanh nghiệp làm OKRs, anh ĐẠT đã đưa nội dung NGƯỜI PHÙ HỢP trở thành module căn bản đầu tiên mà các sếp buộc phải học. Điều đặc biệt là chỉ sau 1-2 tháng khi huấn luyện module NGƯỜI PHÙ HỢP, các doanh nghiệp đều có sự thay đổi cực kỳ nhiều và tích cực về mặt cam kết, chủ động của nhân viên và cả kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, Văn hoá doanh nghiệp đã được tách riêng làm một chương trình huấn luyện.
Ở chương trình huấn luyện Văn hoá doanh nghiệp, anh Đạt sẽ dành ra 1-2 tuần chỉ nói chuyện với các sếp chỉ để tìm hiểu những niềm tin cốt lõi (Core Believe) của các sếp lại gì. Từ đó giúp họ định nghĩa lại thành các giá trị cốt lõi (Core Value) của riêng doanh nghiệp, chứ không phải một bản sao hoặc cóp nhặt ý tưởng ở đâu đó trên mạng.
II). Chia sẻ của Ms. Đinh Anh – HRM của BKL Group
Giống như suy nghĩ của phần đông CEO khi nhắc về Văn hoá doanh nghiệp, CEO Kiều Văn Hoà và ban giám đốc của BKL cũng từng cho rằng: Khi nào công ty lớn hơn chút nữa thì làm Văn hoá doanh nghiệp.
👉 Xem full nội dung chia sẻ trực tiếp tại: https://youtu.be/k9jYfj3ni7Y?si=VvST62sOINKY94TY
Tuy nhiên suy nghĩ chưa cần văn hoá doanh nghiệp ngay lúc này đã bị đập tan bởi những vấn đề sau:
1. Bất ổn trong định hướng phát triển:
– Vì đặc thù ngành nghề xây dựng nên hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn, dòng tiền không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng ngoài kiếm được tiền thì CEO và đội ngũ lãnh đạo chẳng biết tương lai của doanh nghiệp sẽ đi về đâu.
– Chính vì vậy, khi gặp được những ý tưởng lớn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vượt bậc thì lại bị chính đội ngũ nội bộ gạt bỏ.
2. Nội bộ xung đột, rối loạn:
– Khi xảy ra bất kỳ một vấn đề nào, việc đầu tiên là mà đội ngũ ứng xử là tìm người, việc để đổ lỗi. Vì cách ứng xử này dẫn đến nội bộ thường xuyên lục đục, xung đột nhau. Tất nhiên là điều này khiến không khí môi trường làm việc luôn trầm lắng, cảm giác “cấn cấn”
– Vấn đề nội bộ lục đục này trầm trọng đến mức xuất hiện tình trạng nhân sự sử dụng nguồn tiền của công ty vào việc cá nhân. Dẫn đến giữa các nhân sự luôn tồn tại cảm giác thiếu tin tưởng.
3. Sự lãng phí vô hình:
– Số lượng nhân viên qua được 2 tháng thử việc siêu thấp: 25% dẫn đến lãng phí chi phí, nguồn lực, thời gian trong khi chi phí cho việc tuyển dụng không được nhiều.
– Sự lãng phí này rất rõ đến mức sau một cuộc khảo sát có đến 40% nhân sự chính thức chia sẻ rằng đi làm để “cố nốt một cái tết ấm no”. Tất nhiên điều này dẫn đến hiệu suất mà nhân viên thực sự bỏ ra chỉ khoảng 50%, nghĩa là một nửa chi phí bỏ ra một tháng là “bỏ đi”
– Khi đưa VHDN vào tổ chức phát hiện ra rằng số lượng nhân sự không phù hợp trong tổ chức quá nhiều, và đa số là các best seller, thậm chí có những cơ sở gần như 90% nhân sự là không phù hợp.
– Ngân sách tuyển dụng không nhiều nên nghe thầy giáo áp dụng lộ trình cho “xuống xe” dần dần các nhân sự không phù hợp và đào tạo thế hệ kế cận đẩy lên.
CEO BKL – anh Kiều Văn Hoà luôn tin tưởng, nhất quán vào mục tiêu mà mình đưa ra, sự quyết tâm gây dựng lại Văn hoá doanh nghiệp. Kèm theo đó là sự đồng lòng, kỷ luật của đội ngũ dẫn đường với sự dẫn dắt chi tiết của HLV Mai Xuân Đạt, học viện JOHN Academy đã giúp toàn bộ đội của BKL Group nhận được những trái ngọt đầu tiên:
1. Định hướng tổ chức:
– Từ Ban lãnh đạo đến nhân viên đều nắm rõ được mục tiêu chung của doanh nghiệp, phòng ban và cá nhân mình. Tất cả đều hướng đến mục tiêu chung, điều này đã khiến doanh thu của 2023 vẫn duy trì ổn định mặc cho suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ngành nghề.
– Mọi ý tưởng đưa ra để phát triển doanh nghiệp vượt bậc đều được toàn bộ đội ngũ đón nhận, đưa ra ý kiến đóng góp để hoàn thiện.
2. Nội bộ nhân sự:
Vì nắm được rõ mục tiêu của mình, phòng ban, công ty nên mọi khi vấn đề phát sinh diễn ra, mọi người tập trung vào giải pháp thay vì đổ lỗi cho nhau như trước. Không khí làm việc vì thế mà thoải mái hơn, mọi người yêu thương nhau hơn.
3. Sự lãng phí vô hình:
– Số lượng nhân sự không phù hợp giảm dần, hiệu suất cũng đi lên x2 thậm chí x3. Tỷ lệ nhân viên in/out doanh nghiệp gần như bằng 0 bởi xác định được chính xác tiêu chí của NHÂN SỰ PHÙ HỢP.
– Nội bộ ổn định và việc nắm ra được tiêu chí của nhân sự phù hợp nên tỷ lệ nhận việc cao hơn rất nhiều.
III) Phần chia sẻ của anh Lê Ngọc Hưng – CEO Greenmazing:
– Bản thân anh Hưng ban đầu có rất nhiều định kiến chưa đúng nên cho rằng Văn hoá doanh nghiệp là điều gì đó “viển vông”, “nhảm nhí” viết ra để cho có chứ không có tác dụng gì. Vì anh cho rằng một doanh nghiệp tốt tức là doanh nghiệp ấy phải kiếm được nhiều tiền.
– Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi Covid ập đến doanh thu tụt giảm, lợi nhuận cũng đi xuống. Hệ quả là thưởng Tết không được như các năm trước dẫn đến nhân sự mất niềm tin, làm việc rệu rạo, thiếu chủ động, thiếu cam kết với công việc.
– Điều này lại càng gây ra phản ứng mạnh khi tổ chức tập hợp nhiều nhân tài nhưng mỗi người một lối, không ai chịu nghe ai mỗi khi có việc cần ngồi xuống bàn luận. Việc này càng trở nên ngày một nghiêm trọng khi tình hình dịch chưa khá hơn.
– Sau khi tham gia chương trình huấn luyện về OKRs, anh Hưng cảm thấy CEO “kết” và thích phần module chia sẻ về Văn hoá doanh nghiệp vì khiến doanh nghiệp thay đổi trông thấy rõ.
– Anh Hưng bắt đầu tìm đọc cuốn “Bắt đầu bằng câu hỏi tại sao” và nhiều cuốn sách khác về VHDN và hiểu tại sao có những doanh nghiệp giữ được động lực phát triển hàng chục năm vì họ có một tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng và những nhân sự phù hợp.
👉 Xem full nội dung chia sẻ tại: https://youtu.be/k9jYfj3ni7Y?si=73Z8W3aGfwcUdeiq&t=2556
– Tháng 8/2022, anh Hưng tham gia coaching Văn hoá doanh nghiệp và chỉ trong 2 tuần đồng hành cùng HLV Mai Xuân Đạt. Anh đã nhanh chóng tìm ra được những niềm tin cốt lõi của bản thân, vạch ra được tầm nhìn, sứ mệnh cho doanh nghiệp.
– Khi nhận ra được gốc rễ của các vấn đề xoay quanh doanh nghiệp, anh Hưng đi làm với tâm trạng rất vui thay vì tâm trạng rất phập phồng như trước. Thậm chí, quãng đường từ nhà đến công ty rất xa nhưng bây giờ ngày nào anh Hưng cũng đều đặn lên công ty.
– Hiểu được bản thân mình tin tưởng những gì, anh Hưng nhanh chóng tìm ra được hướng đi vững chắc cho doanh nghiệp của mình. Thay vì trước kia làm việc theo cảm hứng thích thì làm và đôi khi nhiều việc thực hiện chỉ với mục tiêu kiếm ra tiền mà không cần quan tâm có phù hợp với những triết lý mình đã vạch ra hay không.
– Khi lên được rõ về hướng đi cho doanh nghiệp, vạch được kỹ càng về chiến lược kinh doanh, CEO lại càng tin tưởng vào chiến lược nhân sự NGƯỜI PHÙ HỢP và chỉ tập trung vào lựa chọn người phù hợp với văn hoá tổ chức thay vì tuyển người có kinh nghiệm làm việc.
– Bản thân anh Hưng và đội ngũ Greenmazing cũng hiểu được chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân sự cần đi kèm với nhau
IV) Phần chia sẻ của Ms. Dung Trịnh – CEO Linh Tây Store:
👉 Xem full nội dung chia sẻ tại: https://youtu.be/k9jYfj3ni7Y?si=hYM5l8eCLmLjF4D6&t=4030
– Bản thân chị Dung từ đầu đã tự có ý thức rất rõ về việc xây dựng VHDN nên đã tự đi tìm hiểu mày mò để làm nhưng không thành công.
– Linh Tây Store khiến chị Dung luôn bất an bởi năng lực đội ngũ vẫn không phát triển thêm thì việc doanh thu tốt, lợi nhuận tốt duy trì không thể duy trì được lâu.
– Nhân sự làm việc, giao tiếp rời rạc, các phòng ban gần như không liên kết hỗ trợ nhau trong công việc. Chính vì vậy bản thân CEO cũng không còn duy trì được niềm yêu thích với công việc.
– Với tính cách quyết đoán, CEO nhanh chóng tham gia chương trình đào tạo và huấn luyện về Văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên lại vấp phải nhiều vướng mắc: nhân sự ngại học, ngại thay đổi, chưa thích ứng được ngay với những điều mới lạ.
– Chính vì nhiều khó khăn đó, CEO lại càng quyết tâm với mục tiêu gây dựng lại Văn hoá doanh nghiệp một cách rõ ràng và đã tập trung vào hàng loạt các hoạt động để đưa Văn hoá doanh nghiệp vào, cụ thể:
1. Thử thách 60 ngày học tập thay đổi các giá trị cốt lõi, văn hóa chung từ 7h30 sáng từ sáng thứ 2-7.
2. CEO và quản lý dành ra mỗi ngày 1-2 tiếng trò chuyện về Văn hoá doanh nghiệp với nhân sự dưới cấp của mình.
3. Chia nhóm đệ nhị thân, lục hòa tức là hòa trộn các thành viên thuộc các phòng ban khác nhau thực hành, học tập trao đổi về Văn hoá doanh nghiệp để gia tăng tính gắn kết giữa các phòng ban trong tổ chức
4. Tổ chức các chương trình đổi quà mỗi tháng, ngày cảm ơn nhân viên, sinh nhật, … mỗi ngày một hoạt động team building mà không cần chờ đến dịp mới làm.
5. Các chương trình rèn luyện thể lực cho nhân sự: đạp xe, chạy bộ, cầu lông,….
– Kết quả sau 2 tháng tập trung vào quyết liệt hành động và thay đổi. Linh Tây Store đã bước đi thành công với những kết quả cụ thể:
1. Nhân sự yêu thương, gắn kết, thấu hiểu với nhau hơn từ đó phối hợp công việc tốt hơn, hiệu suất làm việc cũng được x2,x3 lần
2. Doanh thu vốn đã tốt, nay lại được đẩy cao x3 lần sau 6 tháng coreteam miệt mài thực hành Văn hoá doanh nghiệp. Điều này khiến 2023 mặc cho suy thoái kinh tế nhưng doanh thu vẫn giữ ổn định, thậm chí là tăng nhẹ so với cùng kỳ 2022.
3. Bản thân CEO yên tâm và tin tưởng đội ngũ hơn, yêu thích việc đi làm mỗi ngày hơn.
– Để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp thành công cần buộc phải có:
1. Có niềm tin tuyệt đối vào xây dựng văn hoá là gốc rễ, nền móng để xây dựng công ty phát triển.
2. Người lãnh đạo hiểu mình và có sự quyết tâm cao độ cam kết, không nản không từ bỏ
3. Có những đồng đội phù hợp, luôn ủng hộ, đi theo.
4. Kỷ luật cam kết của cả 1 tổ chức.
– Để duy trì được Văn hoá doanh nghiệp được liên tục, CEO Dung Trịnh và đội ngũ dẫn đường luôn duy trì bộ ba 60 ngày thử thách liên tiếp – 60 phút trò chuyện với nhân sự về VHDN – 1 hành động cải tiến mỗi ngày.
– Triển khai Văn hoá doanh nghiệp cần nhiều thời gian và công sức, đây là cách mà Linh Tây Store cân bằng được việc làm văn hoá và kinh doanh:
Trong năm sẽ có những thời điểm kinh doanh đi xuống, thời điểm nào kinh doanh đi xuống, BLĐ sẽ tập trung vào các chương trình đào tạo về văn hoá cho toàn bộ nhân sự.Mỗi ngày nhân sự có 8 tiếng làm việc trên văn phòng, tuy nhiên hầu hết nhân sự đều làm việc với hiệu suất cao nên chắc chắn sẽ có những khoảng nghỉ không làm gì. Đây sẽ là những thời điểm thích hợp để triển khai những hoạt động teambuilding văn hoá doanh nghiệp cho nhân sự. Vừa giải toả được căng thẳng cho nhân sự mà vẫn “nhắc lại” những giá trị cốt lõi liên tục.
Tìm hiểu về chương trình huấn luyện cao cấp về Văn hoá doanh nghiệp: https://btc.john.vn/
hoặc tham gia lớp đào tạo về Văn hoá doanh nghiệp tại: https://john.vn/van-hoa-doanh-nghiep/